Tương quan lực lượng Chiến_dịch_Krym-Sevastopol_(1941-1942)

Quân đội Đức Quốc xã

Tập đoàn quân dã chiến 11 của Đức do tướng Erich von Manstein chỉ huy được giao nhiệm vụ đánh chiếm bán đảo Krym, bao vây Sevastopol và vô hiệu hóa các cuộc phản kích của Hồng quân Liên Xô tại bán đảo Kerch và khu vực Eupatoria (Yevpatoriya). Vào thời điểm cuộc tiến công cuối cùng của quân Đức diễn ra trong tháng 6 năm 1942, Tập đoàn quân 11 bao gồm 9 sư đoàn bộ binh (tính cả hai sư đoàn mới được tăng cường trong quá trình diễn ra trận đánh) được chia làm 2 quân đoàn; cùng với 2 sư đoàn bộ binh người România và nhiều đơn vị quân khác. Trong biên chế có 180 xe tăng, 400 máy bay và sư đoàn pháo hạng nặng 306 là một trong những đơn vị pháo binh có mật độ hỏa lực lớn nhất và dày đặc nhất của quân đội phát xít Đức.

  • Tập đoàn quân 11 (Đức) do tướng Erich von Manstein chỉ huy, trong biên chế có:
    • Sư đoàn pháo binh hạng nặng 306, trong biên chế gồm có:
      • Đơn vị đặc biệt của Trung đoàn pháo binh 672 (gồm 1 khẩu pháo có cỡ nòng 800 mm di chuyển theo đường ray)
      • Khẩu đội cối hạng nặng 833 (2 khẩu cối cỡ nòng 600 mm)
      • Khẩu đội pháo chở trên đường ray số 688 (2 khẩu pháo cỡ nòng 283 mm)
      • Khẩu đội pháo hạng nặng số 458 (1 bích kích pháo cỡ nòng 420 mm)
      • Khẩu đội pháo hạng nặng số 459 (1 bích kích pháo cỡ nòng 420 mm)
      • Tiểu đoàn pháo binh 741 (bích kích pháo 283 mm)
      • Tiểu đoàn pháo binh 742 (bích kích pháo 283 mm)
      • Tiểu đoàn pháo binh 743 (bích kích pháo 283 mm)
      • Tiểu đoàn pháo binh 744 (bích kích pháo 283 mm)
    • Quân đoàn 65 (Đức):
      • Tiểu đoàn trinh sát pháo binh số 31 trực thuộc quân đoàn
      • Tiểu đoàn trinh sát pháo binh số 556 trực thuộc quân đoàn
      • Sư đoàn bộ binh 22 (Đức) do tướng Ludwig Wolff chỉ huy:
        • Trung đoàn bộ binh 16
        • Trung đoàn bộ binh 47
        • Trung đoàn bộ binh 65
        • Trung đoàn pháo binh 22
        • Trung đoàn xung kích 22
      • Sư đoàn bộ binh 24 (Đức):
        • Trung đoàn bộ binh 31
        • Trung đoàn bộ binh 32
        • Trung đoàn bộ binh 102
        • Trung đoàn pháo binh 24
        • Trung đoàn xung kích 24
      • Sư đoàn bộ binh 50 (Đức):
        • Trung đoàn bộ binh 121
        • Trung đoàn bộ binh 122
        • Trung đoàn bộ binh 123
        • Tiểu đoàn pháo binh 150
        • Trung đoàn xung kích 150
      • Sư đoàn bộ binh 132 (Đức):
        • Trung đoàn bộ binh 436 (2 tiểu đoàn)
        • Trung đoàn bộ binh 437 (2 tiểu đoàn)
        • Trung đoàn bộ binh 438
        • Trung đoàn pháo binh 132
        • Trung đoàn bộ binh 213 (2 tiểu đoàn) (đơn vị phối thuộc từ Sư đoàn bộ binh số 73)
    • Quân đoàn 30 (Đức) do trung tướng Hans von Salmuth chỉ huy:
      • Tiểu đoàn trinh sát 29 trực thuộc Bộ tư lệnh quân đoàn
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ 28
        • Trung đoàn bộ binh săn lùng 49
        • Trung đoàn bộ binh săn lùng 83
        • Trung đoàn pháo binh 28
        • Trung đoàn xung kích 28
      • Sư đoàn bộ binh 72 (Đức)
        • Trung đoàn bộ binh 105
        • Trung đoàn bộ binh 124
        • Trung đoàn bộ binh 266
        • Trung đoàn pháo binh 172
        • Trung đoàn xung kích 172
      • Sư đoàn bộ binh 170 (Đức)
        • Trung đoàn bộ binh 391
        • Trung đoàn bộ binh 399
        • Trung đoàn bộ binh 401 (chỉ có khung trung đoàn)
        • Trung đoàn pháo binh 240
        • Trung đoàn xung kích 240
        • Trung đoàn cơ giới 240
    • Quân đoàn sơn cước số 1 Romania
      • Sư đoàn sơn cước số 1 (Romania)
      • Sư đoàn sơn cước số 4 (Romania)
      • Sư đoàn sơn cước số 18 (Romania)

Quân đội và hải quân Liên Xô

Lực lượng đồn trú trong thành phố ban đầu chỉ bao gồm 1 lữ đoàn, 3 trung đoàn và 19 tiểu đoàn hải quân đánh bộ (tổng cộng 23 nghìn người, 150 pháo bờ biển và pháo mặt đất, 82 máy bay) do chuẩn đô đốc B. A. Borisov chỉ huy. Ngoài ra 82 lô cốt ngầm có trang bị hải pháo, 22 súng máy đặt trong công sự bê tông và các ụ súng bằng gỗ và đất đắp, 33 cây số hào chống tăng, 56 cây số rào kẽm gai và 9.600 quả mìn đã được cài đặt khắp chung quanh thành phố.

  • Các đơn vị pháo bờ biển:
    • Khẩu đội pháo số 2: 4 pháo có tháp mở và 1 khẩu 100 mm
    • Khẩu đội pháo số 8: 4 khẩu 45 mm bố trí giữa Mũi Filent và Balaklava
    • Khẩu đội pháo số 10: (bố trí tại Mamaskay) 4 khẩu 203 mm
    • Khẩu đội pháo số 12: (bố trí tại đồn Skhiscova) 4 khẩu 152 mm
    • Khẩu đội pháo số 13: 4 khẩu 120 mm
    • Khẩu đội pháo số 14: 3 khẩu 130 mm
    • Khẩu đội pháo số 18: (bố trí tại Mũi Fiolent) 4 khẩu 152 mm
    • Khẩu đội pháo số 19: (bố trí tại Balaklava) 4 khẩu 152 mm
    • Khẩu đội pháo số 30: (bố trí tại đồn Maxim Gorki I) 2 tháp pháo, 2 khẩu 305 mm
    • Khẩu đội pháo số 32:
    • Khẩu đội pháo số 35: (Bố trí tại đồn Maxim Gorki II) 2 tháp pháo, 2 khẩu 305 mm
    • Khẩu đội pháo số 54: trang bị một số khẩu 102 mm
    • Khẩu đội pháo số 111: Bố trí tại cảng Sevastopol
    • Khẩu đội pháo số 112:
    • Khẩu đội pháo số 113: Bố trí tại cảng Sevastopol
    • Khẩu đội pháo số 114:
    • Khẩu đội pháo số 116:
    • Khẩu đội pháo số 119:
    • Khẩu đội pháo số 706: Bố trí tại cảng Sevastopol
    • Khẩu đội pháo Khersones:
    • Khẩu đội pháo Zunge:
  • Giữa tháng 10 năm 1941, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô quyết định rút tập đoàn quân 51 khỏi Odessa và tập trung về giữ Sevastopol, đưa lực lượng phòng thủ tại đây lên 11 sư đoàn, trong đó có 4 sư đoàn thiếu. Việc phòng thủ trên bộ được bố trí như sau:
    • Tại hướng Bắc có Sư đoàn bộ binh 276 của thiếu tướng I. S. Savinov
    • Tại bán đảo Chongarsk và mũi Arabassk có sư đoàn 156 của thiếu tướng P. V. Chernyaev
    • Tại eo đất Perekop, sư đoàn 106 của đại tá A. N. Pervushin phòng thủ trên một tuyến dài 70 km dọc theo bờ biển phía nam vịnh lầy Sivash.
    • Ba sư đoàn kỵ binh: 48 của tướng D. I. Averkin, 42 của đại tá V. V. Glagolev và 40 của đại tá F. F. Kudyurov và sư đoàn bộ binh 271 của đại tá M. A. Titov có nhiệm vụ chống quân đổ bộ.
    • Bốn trung đoàn bộ binh: 172 của đại tá I. G. Toroptsev, 184 của đại tá V. N. Abramov, 320 của đại tá M. V. Vinogradov và 321 của trung tá I. M. Aliyev chia nhau bảo vệ bốn khu vực ven bờ biển Krym.[10]

Tháng 2 năm 1942, sau khi đẩy lùi tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) khỏi Rostov, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô sử dụng các tập đoàn quân 44 và 47 đổ bộ lên bán đảo Kerch. Với binh lực 10 sư đoàn bộ binh, hai tập đoàn quân này đã chiếm lĩnh vị trí phía Đông Chiến lũy Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực mỏ đá Ak-Monai (Kamyanske) để phân tán áp lực của tập đoàn quân 11 (Đức) đang đè nặng lên tập đoàn quân 51 phòng thủ tại Sevastopol. Ngày 18 tháng 2, Đại bản doanh Quân đội Liên Xô thành lập Phương diện quân Krym gồm 3 tập đoàn quân nói trên với tổng binh lực 21 sư đoàn bộ binh, 3.577 pháo và súng cối, 347 xe tăng, 175 máy bay tiêm kích và 225 máy bay ném bom.[11] Tư lệnh Phương diện quân là trung tướng D. T. Kozlov, tham mưu trưởng là thiếu tướng F. I. Tolbukhin. Ủy viên hội đồng quân sự là chính ủy sư đoàn F. A. Samanin. Tháng 4 năm 1942, đại bản doanh Quân đội Liên Xô cử đại diện của mình là đại tướng L. D. Merkhlich, thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm đại diện tại Phương diện quân. Vừa nhậm chức, L. D. Merkhlich đã dùng quyền lực của mình thay thế thiếu tướng F. I. Tolbukhin bằng thiếu tướng I. P. Vetsny vào chức vụ tham mưu trưởng Phương diện quân.[12] Tập đoàn quân 11 (Đức) và quân đoàn sơn cước Romania chỉ có tổng binh lực 11 sư đoàn, 2.472 pháo và súng cối, 180 xe tăng và 400 máy bay. Cuộc đổ bộ của hai tập đoàn quân Liên Xô lên bán đảo Kerch đã tạo được ưu thế tạm thời về binh lực cho quân đội Liên Xô.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Krym-Sevastopol_(1941-1942) http://www.allworldwars.com/The%20History%20of%20M... http://www.oocities.com/weiwen_sg/main.html http://www.oocities.com/weiwen_sg/sieges.htm http://rus-sky.com/history/library/w/w08.htm http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec41.html http://ww2stats.com/cas_ger_okh_dec42.html http://ww2stats.com/cas_ger_var_all.html http://www.youtube.com/watch?v=dMxXjYsscQs&feature... http://lib.rus.ec/b/174627/read http://www.svetskirat.net/istorija/sevastopolj1941...